Tại hội thảo Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được 11 bài tham luận của các nhà nghiên cứu, tổ chức và doanh nghiệp. Các báo cáo tham luận mà Ban tổ chức nhận được có chất lượng tốt, đầy tâm huyết và có giá trị cao bởi nhiều tác giả chính là những người trong cuộc, đã trực tiếp tham dự, chứng kiến đối với các sự kiện, nhân vật, hay các hoạt động du lịch văn hoá – lịch sử của địa phương. Các nội dung tham luận tập trung vào đánh giá thực trạng công tác phát triển Khu du lịch quốc gia Mộc Châu; Tầm quan trọng, những vấn đề đặt ra và phương pháp tiến hành việc sưu tầm, biên dựng các câu chuyện mang tính biểu trưng văn hóa du lịch cho các khu, điểm du lịch trong khu du lịch quốc gia Mộc Châu. Từ việc đánh giá tiềm năng, lợi thế của các điểm đến gắn với giá trị văn hoá – lịch sử, đến việc xác định chủ thể, làm như thế nào…Các đại biểu đánh giá tiềm năng phát triển du lịch văn hoá - lịch sử tại Khu du lịch quốc gia Mộc Châu là rất lớn, tuy nhiên vấn đề khai thác phục vụ phát triển du lịch vẫn còn nhiều hạn chế. Việc sưu tầm và biên dựng các câu chuyện, lời dẫn mang tính biểu trưng của văn hóa du lịch là rất cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc và bài bản để nhằm đẩy mạnh phát triển thị trường và xây dựng sản phẩm du lịch đa dạng, bền vững, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển Khu du lịch quốc gia Mộc Châu đủ điều kiện công nhận trước năm 2025.
Qua Hội thảo Ban Tổ chức sẽ tiếp thu ý kiến của các đại biểu, xây dựng báo cáo để có đề xuất, tư vấn với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh những vấn đề cần quan tâm trong việc sưu tầm, biên dựng các câu chuyện phục vụ phát triển sản phẩm du lịch văn hoá – lịch sử tại khu du lịch quốc gia Mộc Châu.
Hải Thành – Tuấn Đạt LHHSL
Một số sản phẩm trưng bầy tại hội thảo: